Mô hình liên kết kinh tế trong nông nghiệp
  1. Home
  2. Kinh tế
  3. Mô hình liên kết kinh tế trong nông nghiệp
Trần Văn Đến 3 năm trước

Mô hình liên kết kinh tế trong nông nghiệp

Nông nghiệp cần có tổ chức liên kết giữa các ngành, các lĩnh vực khác nhau với quy mô tổ chức song phương hỗ trợ, can thiệp và chịu ảnh hưởng với nhau trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Tổ chức sản xuất nông nghiệp là gì?

Liên kết trong nông nghiệp là một phạm trù đặc thù trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Nông nghiệp không hoạt động đơn lẻ bởi nông dân, tổ chức phân phối và người sử dụng.

Nông nghiệp cần có tổ chức liên kết giữa các ngành, các lĩnh vực khác nhau với quy mô tổ chức song phương hỗ trợ, can thiệp và chịu ảnh hưởng với nhau trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Các tổ chức sản xuất trong nông nghiệp là sự phối hợp giữa các nguồn lực ban, ngành, hộ sản xuất cả thể, tổ chức kinh doanh,… thông qua thiết lập các liên kết và điều kiện ràng buộc với nhau nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ, lợi ích của sản xuất nông nghiệp nói chung.

Chúng ta thấy rằng, nông nghiệp Việt Nam chiếm phần lớn sản xuất theo mô hình nông hộ cá thể, hoặc hình thành các liên kết sơ khai có sự tương tác với nhau trong làng, xã, xóm giềng nên quy mô tổ chức sản xuất nông nghiệp cơ bản vẫn là hộ nông dân, hợp tác xã hoặc trang trại quy mô nhỏ. Ngoài ra, tổ chức là chủ để trong sản xuất nông nghiệp cũng có sự xuất hiện đó là doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.

Tổ chức sản xuất là hạt nhân của sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên chưa đủ để đại diện cho hệ thống sản xuất nông nghiệp.

Mỗi tổ chức sản xuất nông nghiệp chỉ là mắt xích trong chuỗi sản xuất nông nghiệp toàn cục, và mỗi chuỗi sản xuất nông nghiệp sẽ liên kết với nhau bởi những liên kết kinh tế nông nghiệp.

Liên kết kinh tế nông nghiệp là gì?

“Liên kết kinh tế là một phương thức đã xuất hiện từ lâu trong hoạt động kinh tế, nó là sự hợp tác của hai hay nhiều bên trong quá trình hoạt động, cùng mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Liên kết kinh tế trong nông nghiệp là sự hợp tác của các đối tác trên chuỗi ngành hàng nông sản để đưa nông sản từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm tìm kiếm những cơ hội đem lại lợi nhuận từ sự liên kết này (T.S Đoàn Thanh, ĐH Duy Tân)”.

Liên kết kinh tế nông nghiệp trong sản xuất với kinh doanh và tiêu thụ nông sản là quá trình mang tính tất yếu khách quan.

Tuy nhiên, liên kết kinh tế nông nghiệp lại không xảy ra một cách tự nhiên trong toàn bộ tiến trình phát triển của nền kinh tế nông nghiệp mà cần có sự xúc tác, kiểm soát và cân bằng giữa các bên liên quan.

Ta thấy rằng, người nông dân là chủ thể của quá trình sản xuất nông sản, doanh nghiệp là chủ thể của chế biến và tiêu thụ nông sản. Trong khi đó trình độ tổ chức sản xuất của các chủ thể có sự khác biệt nhau, những mối quan hệ với thị trường có sự chênh lệch lớn, đặc biệt là mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ ở vùng miền núi và thành thị.

Vì vậy, trong chuỗi giá trị nông sản, những người sản xuất thường là những người chịu thiệt thòi, những người chế biến và tiêu thụ nông sản thường là những người nắm vai trò chủ động và có lợi trong chuỗi.

Một liên kết kinh tế nông nghiệp có thể đạt được nếu thỏa mãn một số yêu cầu

  • Liên kết kinh tế phải đảm bảo cung ứng được nông sản cho thị trường có nhu cầu.
  • Liên kết kinh tế làm tăng khả năng cạnh tranh giữa nông sản của liên kết đó với nông sản giữa các liên kết khác về một số tiêu chí như: giá thành, chi phí, chất lượng,…
  • Liên kết kinh tế phải tôn trọng tính độc lập của các đơn vị sản xuất nông nghiệp đối với chủ thể sản xuất và chủ thể tiêu thụ.
  • Liên kết kinh tế phải đạt được sự bền vững (ít nhất là trong một khoảng thời gian có thể dự đoán được) và lợi ích đảm bảo cho các bên liên quan.

Một số vai trò của liên kết kinh tế trong sản xuất nông sản

Liên kết kinh tế làm tăng hiệu quả trong sản xuất nông sản của nông dân

Yếu tố đầu tiên có thể nhìn thấy của liên kết kinh tế mang lại cho người nông dân là sự tiếp cận quy trình, cơ cấu sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường và được sự định hướng của chủ thể kinh doanh.

Người nông dân có thể tập trung vào sản xuất và nhận được các hỗ trợ tài chính ngay từ đầu mùa vụ, các khoảng bao tiêu sản phẩm,…

Đồng thời, các tiêu chuẩn gắn nhãn sản phẩm ngày càng được quan tâm trong sản xuất nông sản, nông hộ sản xuất theo liên kế kinh tế có sẵn dễ dàng được định hướng và tiếp cận, quản lý tiêu chuẩn nông sản hữu cơ, VietGap,…

Liên kết kinh tế đảm bảo các bên cùng có lợi trong sản xuất nông sản

Chủ thể sản xuất hạn chế (hoặc giảm) được nguy cơ mất trắng mùa vụ nếu không bán được sản phẩm.

Chủ thể kinh doanh thu mua được giá thành hợp lý và hỗ trợ kịp thời đến chủ thể sản xuất để thu mua sản phẩm đúng chất lượng tiêu chuẩn mong muốn.

Chủ thể tiêu thụ giảm bớt chi phí từ các bên liên quan và truy xuất được chuỗi lưu thông nông sản.

Liên kết kinh tế làm tăng tính tự nguyện và tự chịu trách nhiệm của các bên tham gia liên kết

Liên kết kinh tế yêu cầu các chủ thể tham gia phải có trách nhiệm và đảm bảo được vai trò của bản thân trong chuỗi lưu thông, sản xuất, tiêu thụ nông sản.

Vì vậy, các bên phải tự chịu trách nhiệm bởi các nguyên tắc được đặt ra ngay từ đầu và hình thành trong chuỗi nông sản.

Liên kết kinh tế giúp nâng cao hiệu quả, vai trò quản lý nhà nước về kinh tế

Cá nhân trong sản xuất nông nghiệp chỉ đơn lẻ là quy mô nông hộ hoặc hộ gia đình sẽ làm quá tải (hoặc khó khăn) trong quản lý kinh tế nông nghiệp của Nhà nước.

Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế nông nghiệp thông qua các điều tiết kinh tế, quy định các chuẩn mực cần thiết và đảm bảo công bằng, quyền lợi các bên liên quan.

Nhà nước hỗ trợ các bên khi gặp khó khăn trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ và cung cấp nông sản.

Ngoài ra, Nhà nước đảm bảo được sử liên kết đa chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau tác động đến chuỗi liên kết kinh tế nông nghiệp và kiểm soát sự hình thành, phát triển của chuỗi.

Nhưng…

Ngoài những vai trò và lợi ích sẵn có, liên kết kinh tế nông nghiệp cũng chứa những thách thức và xu thế cần được giải quyết và khắc phục.

Những chủ thể tham gia vào liên kết đứng trước những ràng buộc về nhiều mặt và sẽ khó thoát khỏi ràng buộc đó.

Những cá nhân bị bỏ rơi khỏi liên kết sẽ không thể cạnh tranh và dần chết hoặc hình thành liên kết khác.

Đồng thời, ý thức của các chủ thể liên kết kinh tế là rất quan trọng trong xây dựng liên kết và đảm bảo liên kết mang lại lợi ích cho các bên liên quan.

21 lượt xem | 0 bình luận
Mình là một người trẻ yêu thích nông nghiệp xanh. Ước mơ xây dựng một thứ gì đó cho nông nghiệp hữu cơ trong tươi lai. Thích làm nông và thử thách bản thân với những điều mới mẻ.

Avatar

Cloud
Đồng ý Cookie
Trang web này sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách chấp nhận để sử dụng trang web của chúng tôi