Phân hữu cơ là gì Phân hữu cơ vi sinh có đặc điểm nào
  1. Home
  2. Vi sinh
  3. Phân hữu cơ là gì Phân hữu cơ vi sinh có đặc điểm nào
Trần Văn Đến 3 năm trước

Phân hữu cơ là gì Phân hữu cơ vi sinh có đặc điểm nào

Một trong những yếu tố không thể thiếu để cung cấp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển là phân bón.

Giới thiệu

Một trong những yếu tố không thể thiếu để cung cấp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển là phân bón. Phân bón cung cấp nguồn dinh dưỡng trả lại cho đất sau mỗi mùa vụ thu hoạch và giúp cây trồng đối phó với những bất lợi của môi trường sống.

Có nhiều loại phân bón khác nhau được phân chia theo thành phần và nguyên liệu sản xuất như: phân hóa học, phân sinh học,…. hoặc phân chia thành phân vô cơ, phân hữu cơ.

  • Một số loại phân vô cơ phổ biến như phân đạm (N), phân lân (K), phân hỗn hợp NPK, DAP,..
  • Một số loại phân hữu cơ như phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh học (phân bón vi sinh),…

Ngày nay, phân bón hữu cơ sinh học đã và đang dần thay thế các sản phẩm phân hóa học vô cơ bởi chất lượng, hiệu quả của nó. Đồng thời, với giá thành dần đương tương nhau và có phần vượt trội về tính hiệu quả lâu dài, phân hữu cơ sinh học ngày càng được sử dụng trong nông nghiệp. Phân hữu cơ sinh học giúp người nông dân thu được giá trị nông sản cao hơn và phù hợp xu hướng canh tác sang nông nghiệp hữu cơ.

Phân bón hữu cơ sinh học là gì ?

Phân hữu cơ sinh học là các chế phẩm có nguồn gốc sinh học (các chất hữu cơ, vi lượng, khoáng, vi sinh vật….). Bao gồm 2 loại:

Phân bón hữu cơ truyền thống là sản phẩm phân bón thu được từ quá trình lên men của vi sinh vật phân hủy các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau (phế thải nông, lâm nghiệp, phế thải chăn nuôi, phế thải chế biến, phế thải đô thị, phế thải sinh hoạt…) thành chất mùn ổn định, không chứa các mầm bệnh, không lôi cuốn côn trùng, có thể lưu trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Ví dụ: phân chuồng, phân bắc,…

Phân bón hữu cơ công nghệ cao là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và có vai trò trong cải tạo đất. Phân hữu cơ vi sinh thường chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn qui định, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Phân hữu cơ vi sinh vật không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản (?).

Phân biệt 2 nhóm phân hữu cơ sinh học

Phân hữu cơ vi sinh vật Phân hữu cơ sinh học
Phân sử dụng nguyên liệu là vi sinh vật và chất hữu cơ với thành phần vi sinh vật là chủ yếu Phân sử dụng nguyên liệu là vi sinh vật và chất hữu cơ với thành phần chất hữu cơ là chủ yếu.
Là phân bón chứa các nhóm vi sinh vật có lợi cho cây trồng Là phân bón chứa sản phẩm phân hủy hữu cơ của các nhóm vi sinh vật phân giải
Thường sử dụng rơm, mùn cưa, vỏ hạt điều,,, làm chất độm Nhiều nhiều loại sản phẩm hữu cơ không còn sử dụng nửa để hoai mục (phân chuồng, phân bắc, rau củ thừa,…)
Mật độ vi sinh vật theo quy định ≥ 1.5×10^8 CFU/mg. Mật độ vi sinh vật theo quy định ≥ 1×10^6 CFU/mg.
Sản phẩm thường chứa các chủng vi khuẩn cố định đạm, phân giải lân,… Nhiều loại vi khuẩn có lợi cho cây trồng có thể sử dụng.
Thường có thể sử dụng bón lót, bón thúc, bón trực tiếp,.. Thường chỉ bón trực tiếp.

Phân hữu cơ vi sinh chứa những gì?

Phân hữu cơ vi sinh thông thường chứa hàm lượng chất hữu cơ trên 15% và có chứa vi sinh vật với mật độ từ ≥1.5×10^8 CFU/mg mỗi loại.

Các chủng vi sinh vật thường dùng để sản xuất phân bón vi sinh là: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây trồng, vi sinh vật hòa tan lân,…

Một số yếu tố của phân hữu cơ vi sinh là:

  • Chất mang: là chất để vi sinh vật được cấy vào đó mà tồn tại và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển, bảo quản, sử dụng. Chất mang không được chứa chất có hại cho vi sinh vật, người, động – thực vật, môi trường sinh thái, chất lượng nông sản.
  • Vi sinh vật được tuyển chọn: là các vi sinh vật được nghiên cứu, đánh giá hoạt tính sinh học và hiệu quả sinh học đối với đất, cây trồng dùng để sản xuất phân vi sinh. Vi sinh vật tuyển chọn có thể là một hay nhiều chủng trong cùng một phân hữu cơ vi sinh.
  • Vi sinh vật tạp: là vi sinh vật có trong phân nhưng không thuộc loại vi sinh vật đã được tuyển chọn.

Các đặc trưng cơ bản của phân hữu cơ vi sinh

  • Bón phân hữu cơ vi sinh là cung cấp các vi sinh vật có ích cho đất và các vi sinh vật này sẽ cạnh tranh với nhóm vi sinh vật có hại để gián tiếp bảo vệ cây trồng.
  • Thời gian sống của các vi sinh vật trong chế phẩm có vai trò rất quan trọng, nó phụ thuộc vào đặc tính của mỗi giống vi sinh vật, thành phần và điều kiện nơi chúng sống.
  • Thông thường chỉ có 1 nhóm nhỏ vi sinh vật có mối quan hệ có lợi với mỗi loại cây trồng nhất định, vì vậy phân bón hữu cơ vi sinh thường có phổ hiệu quả hẹp.
  • Các chủng vi sinh vật thường tương tác với nhau trong chu kì sống, vì vậy thông thường một loại phân bón hữu cơ vi sinh sẽ chứa nhiều chủng vi sinh vật có lợi cho cây trồng khác nhau.
34 lượt xem | 0 bình luận
Mình là một người trẻ yêu thích nông nghiệp xanh. Ước mơ xây dựng một thứ gì đó cho nông nghiệp hữu cơ trong tươi lai. Thích làm nông và thử thách bản thân với những điều mới mẻ.
Đề xuất cho bạn
Cloud
Đồng ý Cookie
Trang web này sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách chấp nhận để sử dụng trang web của chúng tôi