Di truyền
Đối tượng và nhiệm vụ của di truyền học nói chung và di truyền học thực vật nói riêng:
– Di truyền học nghiên cứu hai tính chất cơ bản, gắn liền nhau của cơ thể sống: tính di truyền và tính biến dị.
– Sự thống nhất biện chứng của hai tính chất này thể hiện ở tất cả các mức độ tổ chức của sự sống: phân tử, tế bào, cá thể và quần thể.
– Mọi cấu trúc đặc trưng và hoạt động trao đổi chất của cơ thể sống đều được kiểm tra bởi các gen.
Di truyền học hiện đại là một khoa học nghiên cứu về gen ở những cấp độ khác nhau.
Về phương diện ứng dụng, di truyền học thực vật sẽ nói về những vấn đề cơ bản sau:
– Ứng dụng những cơ sở lý luận về di truyền để tuyển chọn ra những phương thức lai tối ưu nhất, phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
– Tuyển lựa ra những phương thức chọn lọc hiệu quả nhất để thu sản phẩm: tế bào, dòng, quần thể…
– Điều khiển sự phát triển của tính trạng di truyền.
– Gây các đột biến thực nghiệm, chuyển nạp gen, bảo vệ và sửa chữa những hỏng hóc di truyền.
Trong phần này trình bày các kiến thức chuyên sâu về di truyền thực vật và sinh học phân tử trong nông nghiệp.