Độc tính của nấm trên cây trồng và con người
Một số nấm gây bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng trưởng thành, chất lượng nông sản, mà đồng thời còn ảnh hưởng đến động vật ăn thực vật đó, trong đó có con người.
Độc tố nấm được sản sinh ra từ các sợi nấm và ngấm vào giá thể. Độc tố có thể được tạo ra và lẫn tạp vào trong nông sản trước khi thu hoạch hoặc trong quá trình bảo quản sau thu hoạch.
Chẳng hạn như Aspergilllus flavus có thể sinh ra độc đố zearalenone trong hạt ngô nhưng không có trong hạt lúa mì, xâm nhiễm vào phổi người, gây ra các bệnh mãn tính về hô hấp.
Độc tố do Fusarium oxysporum và F. solani liên quan đến sản sinh aflatoxins trong ngô và lạc, gây nên các bệnh mắt, móng tay và móng chân.
Một số nấm sản sinh độc tố trong các cấu trúc nấm như hạch nấm và bào tử. Những cấu trúc này có thể lẫn tạp vào hạt hay rơm rạ và vì vậy tác động đến người và động vật ăn thức ăn đã bị nhiễm nấm. Ví dụ như hạch nấm Claviceps purpurea tương đối độc.
Nhiều độc tố chịu được điều kiện nóng, vì vậy có thể tồn tại trong thực phẩm đã chế biến như các sản phẩm hạt ngũ cốc. Một số độc tố trong thức ăn gia súc có thể lây sang thịt, sữa và trứng.
Độc tố do nấm sản sinh ảnh hưởng bởi một số yếu tố bao gồm:
• giá thể
• nhiệt độ
• độ ẩm trong giá thể
• dòng nấm.
Con người tiêu thụ độc tố trong thức ăn từ ngũ cốc, các loại hạt, và các thực phẩm chế biến khác, và gián tiếp hấp thu các độc tố đó vào cơ thể.
Aspergillus flavus
Nguồn gốc
Aspergillus flavus thường có trong lạc và ngô ở các vùng nhiệt đới hoặc trong các sản phẩm bảo quản trong kho kể cả gia vị.
Phát sinh bệnh ở cây
Aspergillus flavus tồn tại trên cây lạc, nhưng dường như không gây bệnh cho cây đang phát triển. A. flavus liên quan tới bệnh thối bắp ngô trong điều kiện nóng ẩm.
Độc tố
Aspergillus flavus có thể sản sinh aflatoxin và axít cyclopiazonic. Một số mẫu phân lập có độc tính rất cao. Aflatoxin có tiềm năng gây ung thư và có thể gây ung thư gan.
Phòng ngừa
Loài này phát triển ở 37°C và có thể gây bệnh cho người, gây sưng phổi. Bào tử vô tính có thể chứa aflatoxin. Cần phải cẩn thận khi tiếp xúc với mẫu nuôi cấy của loài này để tránh hít phải các bào tử (bào tử vô tính).
Aspergillus niger
Nguồn gốc
Aspergillus niger là một trong những loài Aspergillus phổ biến nhất. Nó thường có trong lạc, và có thể được phân lập từ hầu hết các sản phẩm để lâu được (như ngũ cốc, các loại đậu, gia vị), trái cây khô.
Phát sinh bệnh ở cây
Aspergillus niger gây ra nhiều bệnh khác nhau, bao gồm thối gốc lạc, thối và chết cây con, thối mục cây, thối chùm nho, thối đen hành tỏi và một loạt các bệnh thối trên rau quả sau thu hoạch.
Độc tố
Một số ít A. niger có thể tạo ochratoxin A. Loài tương tự A. carbonarius là nguồn quan trọng sản sinh ochratoxin A và có thể là nguồn ochratoxin chủ yếu trong các sản phẩm nho và cà phê.
Phòng ngừa
Aspergillus niger và các Aspergilli sp. khác phát triển nhanh trong điều kiện 37°C và có khả năng gây bệnh cho người. Chúng thường được phân lập từ tai người bị nhiễm bệnh. Cần phải cẩn thận khi làm việc với mẫu nuôi cấy của loài này. Tránh hít phải bào tử (bào tử vô tính)
Aspergillus ochraceus
Nguồn gốc
Aspergillus ochraceus là loài nấm quan trọng gây hại trên các đối tượng trong quá trình bảo quản. Sự có mặt của loại này đã được biết đến trên nhiều ở hạt để lâu, nhất là ở những vùng nhiệt đới. A. ochraceus và các loài liên quan khác sản sinh ra độc tố ochratoxin A gây nhiễm độc cho cà phê, ca cao, hạt lấy dầu và các loại hạt dự trữ trong kho.
Phát sinh bệnh ở cây
Không phát sinh bệnh trong các điều kiện thời tiết bình thường.
Độc tố
Ochratoxin A được tìm ra đầu tiên trên môi trường nuôi cấy A. ochraceus. Độc tố này do một số loài thuộc nhóm A. ochraceus tạo ra.
Phòng ngừa
Có ít báo cáo về việc Aspergillus ochraceus gây bệnh cho người. Tuy nhiên, cũng như tất cả các nấm khác, cần phải cẩn thận tránh hít phải bào tử (bào tử vô tính).
Mô tả
Các tản nấm A. ochraceus có màu nâu vàng nhạt, và thường có màu nâu hồng ở mặt dưới đĩa nuôi cấy. Nhiều dòng cũng tạo các hạch nấm màu nâu hồng. Có một số các loài tương tự thuộc nhóm A. ochraceus.
A. ochraceus mọc chậm hơn A. flavus và A. niger, nhất là ở 37°C. Một số loài trong nhóm này không phát triển ở 37°C.
—
Các loài Fusarium có độc tính
Fusarium verticillioides và F. graminearum là hai loài Fusarium có độc tính phổ biến nhất trên ngô ở Việt Nam. Những loài này có thể xuất hiện trong cùng một vùng. Các loài Fusarium khác xuất hiện trên ngô, nhưng thường ít phổ biến hơn hai loài được bàn đến ở đây.
Fusarium verticillioides
Nguồn gốc
Liên quan chủ yếu đến ngô nhưng đôi khi cũng được phân lập từ các cây khác.
Phát sinh bệnh ở cây
Gây thối bắp, thân và rễ ngô. Phổ biến nhất trong các điều kiện ấm, nóng, khô, khi cây bị thiếu nước. Bệnh thối bắp cũng trở nên trầm trọng hơn ở những bắp đã bị sâu bọ phá hại. Nấm này có thể gây nhiễm không triệu chứng ở thân ngô trong các điều kiện thích hợp.
Độc tố
Fusarium verticillioides tạo nhóm độc tố fumonisin trong hạt ngô. Fumonisin B1 là chất độc nhất và phổ biến nhất. Fumosisin B1 gây phù phổi ở lợn và hóa lỏng não ngựa. Fumonisin B1 cũng liên quan đến ung thư thực quản ở người. Có các quy định hạn chế việc buôn bán ngô có lẫn tạp Fumonisin B1.
Fusarium graminearum
Nguồn gốc
Ở Việt Nam, Fusarium graminearum phổ biến trên ngô. Cũng phát hiện trên một số loại cỏ ở vùng Sapa.
Phát sinh bệnh ở cây
Gây thối lõi, rễ và thân ngô trong các điều kiện nhiệt độ ấm. Nấm này cũng gây bệnh bạc ngọn lúa mì và kê.
Độc tố
Sản sinh ra trichothecenes, nhất là deoxynivalenol và nivalenol. Có thể tìm thấy chúng trong thực phẩm cho người và động vật làm từ hạt ngô bị nhiễm bệnh.
Deoxynivalenol (đôi khi viết ngắn DON) cũng được biết đến là ‘độc tố gây ói mửa’, bởi vì nó khiến lợn biếng ăn hoặc ói mửa tùy theo nồng độ trong thức ăn.
F. graminearum cũng tạo zearalenone, một độc tố nấm gây động dục. Độc tố này gây vô sinh, nhất là ở lợn, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến trâu bò và các động vật khác.